Dù là một hành động nhỏ nhất, mỗi hành động của bạn đều sẽ mang lại kết quả trực tiếp giúp Trái đất “detox” khỏi cuộc khủng hoảng ô nhiễm nhựa. Đó chính là thông điệp mà Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên tại Việt Nam (WWF) muốn truyền tải.
Du lịch có trách nhiệm – bảo vệ môi trường, hệ sinh thái và sinh kế bền vững
Kể từ sau đại dịch Covid-19, ngành du lịch Việt Nam đã ghi nhận sự hồi phục đáng khích lệ, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế và đóng góp vào mức tăng trưởng chung của toàn nền kinh tế. Không chỉ vậy, du lịch phát triển đã mang lại sự thay đổi các nguồn lực sinh kế tại địa phương, giúp cải thiện và nâng cao đời sống của người dân.
Tuy nhiên, hoạt động của du khách cũng đã và đang góp phần làm tăng rác thải nhựa ra môi trường. Ước tính trung bình một ngày mỗi khách du lịch thải ra môi trường từ 5-10 túi ni-lông; 2-4 vỏ chai nhựa, hộp sữa và các vật dụng cá nhân bằng nhựa dùng 1 lần khác, theo Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch.
Bắt đầu từ năm 2020, WWF đã phối hợp cùng Cục biển và Hải đảo triển khai dự án “Giảm thiểu Rác thải nhựa đại dương tại Việt Nam” nhằm nâng cao nhận thức cộng đồng xã hội về mối liên quan giữa việc xả chất thải nhựa và hậu quả tiêu cực lên môi trường và sức khỏe. Qua hơn 3 năm triển khai, Dự án đã phối hợp với các thành phố và điểm đến du lịch triển khai nhiều mô hình và giải pháp giảm chất thải nhựa và bảo vệ hệ sinh thái tại địa phương.
Trong mục tiêu đó, Dự án đang triển khai một chương trình truyền thông thay đổi hành vi với mục tiêu thúc đẩy không chỉ du khách, mà còn cả cộng đồng doanh nghiệp, hộ kinh doanh trong lĩnh vực du lịch cùng chung tay bảo vệ môi trường, hệ sinh thái và sinh kế bền vững tại địa phương.
“Kiêng nhựa dùng 1 lần”, sửa soạn hành lý “xanh”
Website Kiêng Nhựa (www.kiengnhua.vn) là một điểm nhấn trong chương trình truyền thông thay đổi hành vi mà Dự án triển khai trong năm 2023. Lần đầu tiên được giới thiệu trong dự án, đây là một công cụ giúp du khách đo lường mức độ ảnh hưởng đến môi trường của từng món đồ nhựa dùng 1 lần như chai nhựa, túi nilon, hộp nhựa/hộp xốp, ly nhựa, đồ chăm sóc vệ sinh dùng 1 lần, v.v. Từ đó, du khách có thể lựa chọn: hoặc tiếp tục sử dụng nhựa dùng 1 lần, hoặc lựa chọn “kiêng” sử dụng và lựa chọn các sản phẩm thân thiện môi trường hơn. Bằng cách đó, du khách có thể tự đánh giá mức đóng góp trực tiếp của mình vào việc bảo vệ môi trường, sửa soạn hành lý “xanh hơn” và điều chỉnh hành vi dùng đồ nhựa có trách nhiệm hơn trong mỗi chuyến du lịch.
“Kế hoạch hành động quốc gia về quản lý rác thải nhựa đại dương đến năm 2030 ban hành theo Quyết định số 1746/QĐ-TTg đã đặt mục tiêu đến năm 2030 sẽ có 100% các khu, điểm du lịch, cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch và dịch vụ du lịch khác ven biển không sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần và túi ni lông khó phân hủy. Đây là một mục tiêu tham vọng, nhưng với sự quyết tâm của người dân, của du khách cũng như của các doanh nghiệp và cộng đồng địa phương tại các điểm đến du lịch, chúng ta hoàn toàn có thể đạt được điều này.” Ông Tạ Anh Tuấn, Quản lý Hợp phần Truyền thông và Giáo dục, Dự án Giảm thiểu rác thải nhựa đại dương tại Việt Nam, cho biết. “Thông qua các thông điệp và hướng dẫn điều chỉnh hành vi tại trang website Kiêng nhựa, chúng tôi cũng hy vọng du khách sẽ thấy được mỗi hành động tích cực của họ, dù là nhỏ nhất, dù là sớm hay muộn, cũng có thể mang lại những tác động môi trường tích cực”.
Trong chương trình này, Dự án cũng phối hợp với chính quyền và cộng đồng doanh nghiệp tại địa phương tại hai điểm đến nổi tiếng là Phú Quốc và Côn Đảo. Bên cạnh các hoạt động tuyên truyền trên báo chí và mạng xã hội, Dự án cũng phối hợp với chính quyền và cơ quan đoàn thể tổ chức các buổi tập huấn về giảm thiểu chất thải nhựa cho cộng đồng doanh nghiệp, xây dựng và ban hành các quy định giảm thiểu, tiến tới cấm sử dụng đồ nhựa dùng 1 lần và đốt vàng mã lãng phí tại các điểm di tích lịch sử, xây dựng và phát sổ tay hướng dẫn giảm thiểu chất thải nhựa cho hướng dẫn viên du lịch, đặt các bảng/biển thông tin tuyên truyền tại sân bay, ga tàu, cũng như vận động và hướng dẫn thực hành giảm nhựa dùng 1 lần tại các cơ sở kinh doanh lưu trú, cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, v.v.
Hiền Nhi
* Nội dung thực hiện theo ĐKKD của TGNNT
Bài viết liên quan
- Phi công thấy gì trên bầu trời khi bay xuyên màn đêm?
- Thi THPT Quốc gia: Ôn gì, học gì, tâm lý ra sao để điểm cao
- Biết bạn trai đang là bố đơn thân, tôi càng trân trọng anh hơn
- Chuyên cơ đỉnh cao đưa Cristiano Ronaldo lên đường sang Trung Đông
- Các điểm du lịch hè dành cho những người ‘ngại đám đông’
- Tuyền Mập khoe khoảnh khắc bên mẹ và con gái dịp 8/3
- Bị hiểu nhầm, nam diễn viên đổi luôn tên thật khiến khán giả bất ngờ
- Người bạn nhỏ của Sao Thiên Lang – “món ăn” tinh thần ngày đầu năm